CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN WEBSITE BÁNH LÁ ÁNH TÂM

 

     Mỗi vùng miền của Tổ quốc đều có những nét văn hóa ẩm thực truyền thống riêng biệt, chính vì sự riêng biệt đó, đã tạo nên một điều bí ẩn thu hút khách du lịch tới tham quan và thưởng thức. Nhắc đến mảnh đất Cẩm Thủy người ta thường nhớ đến một huyện miền núi ở Thanh Hóa có thiên nhiên tươi mát, thơ mộng, gắn liền với văn hóa nông nghiệp truyền thống; đặc biệt những du khách đặt chân đến nơi đây đều nhớ đến nao lòng món bánh lá dẻo, thơm và ngon nức tiếng.

Giới thiệu

BÁNH LÁ ÁNH TÂM

Với món bánh đặc trưng này, mỗi làng quê sẽ có một tên gọi khác nhau, có nơi gọi bánh lá nhưng cũng có vùng gọi với cái tên bánh tẻ, ngoài ra còn có một tên lạ  là bánh răng bừa. Tuy tên gọi khác nhau nhưng tất cả đều làm từ chính những nguyên liệu của bà con quê nhà. Là đặc sản của người dân quê, bánh lá có hình thon dài, đều, với màu xanh nhạt bắt mắt từ lá dong hoặc lá chuối và màu trắng đục của bột gạo, tạo nên một món ăn khi đã nhìn qua đều khó có thể cưỡng lại được.

XEM THÊM ...

SẢN PHẨM CỦA CHÚNG TÔI

Bánh Lá Ánh Tâm

Bánh lá hay còn gọi là bánh tẻ, được gói bằng lá dong hoặc lá chuối. Tên bánh tuy nghe rất bình dị nhưng quy trình làm bánh lại khá cầu kỳ, cẩn thận và tỉ mỉ. Nguyên liệu làm bánh cũng bình dân nhưng khi lựa chọn lại yêu cầu độ tinh tế, hài hòa: gạo được cơ sở Anh Tâm lựa chọn là gạo tẻ xi được lựa chọn kỹ càng sau mỗi mùa vụ thu hoạch của bà con tại địa phương. Lá được bao gói phải là lá dong mới đạt được độ thơm ngon, màu sắc bắt mắt, lá dong không được quá to hay quá bé; thịt làm nhân phải là thịt vai hoặc thịt ba chỉ được những người trong nghề lựa chọn kĩ càng tươi, ngon và không quá nhiều nạc hoặc nhiều mỡ.

QUY TRÌNH LÀM BÁNH LÁ ÁNH TÂM

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:

– Gạo tẻ: Chọn loại gạo dẻo vừa phải và được lựa chọn kỹ càng sau mỗi mùa thu hoạch

– Thịt ba chỉ hoặc thịt vai

– Hành tím

– Lá dong: Lựa chọn những lá không quá non hay quá già để khi gói bánh dễ dàng hơn và lá sẽ không bị rách

– Gia vị: Bột ngọt, tiêu, muối, hạt nêm.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

– Gạo mua về ngâm với nước khoảng 6 – 7 tiếng rồi vo sạch, loại bỏ sạn, tạp chất. Sau khi xử lý gạo, đem gạo đi xay với nước sạch theo tỷ lệ 1:1,thành bột nước. Bột xay xong cho thêm chút muối, bột ngọt và hạt nêm.

             

– Lá dong rửa sạch và lau khô bằng khăn sạch

– Cho bột nước vừa xay vào nồi đun với lửa nhỏ. Khuấy liên tục và đều tay đến khi thấy nặng tay,nổi bột gạo, có độ sệt lại thì tắt bếp.

– Bắc bột ra khỏi bếp khi còn nóng, tiếp tục đánh nhuyễn thêm một lúc cho bột không bị vón cục. Đây là công đoạn quan trọng nhất quyết định chiếc bánh có ngon hay không. Bột nhão quá thì bánh bị ướt và dính, bột khô quá thì bánh bị cứng không ngon.

   

– Thịt lợn rửa sạch, để cho ráo nước rồi thái thành miếng nhỏ, sau đó cho vào máy xay nhỏ.

– Hành tím bóc vỏ, rửa sạch để ráo nước rồi băm nhỏ.

– Làm nhân bánh: sau khi đã sơ chế xong nguyên liệu, đặt chảo lên bếp, bật lửa vừa cho nóng chảo, cho thịt lợn đã xay vào đảo đều tay khi thấy thịt săn lại, cho tiếp hành tím đã băm nhỏ vào đảo đến khi có mùi thơm thì cho tiếp các gia vị gồm: hạt nêm, bột canh, mì chính, hạt tiêu bắc đã xay nhỏ vào, để tạo mùi thơm và hương vị đậm đà của bánh lá, xào thêm 5-7 phút nữa rồi tắt bếp.

           

Bước 3: Gói bánh

Lá dong đã được lau khô lá, cắt vuông vắn, đặt lên bàn dùng muỗng hoặc đũa cả xúc phần bột ước lượng bằng quả trứng gà nhỏ, dàn bột dọc theo lá dong. Cho nhân vào giữa lớp bột, kéo 2 mép lá ép lại để bột bánh phủ kín phần nhân, gói bánh sao cho hai đầu bánh thuôn dài, xoay tròn nhẹ nhàng đều tay cho bánh tròn và khi luộc được chắc bánh. Vuốt đều lá và gập 2 đầu lá lại, là hoàn thiện gói một chiếc bánh lá ngon, dẻo mịn. Để bánh được ngon và dẻo hơn thì gói bánh ngay khi bột còn nóng.

Bước 4: Đóng gói, bảo quản bánh

Bảo quản sống:

   Bánh lá sau khi làm xong sẽ được đóng trong túi  PE độ dày 0,2 – 0,3 mm và   hút chân không, dán tem. Sau đó bảo quản trong điều kiện lạnh của tủ đông. Bánh được bảo quản theo quy định trên duy trì được chất lượng dinh dưỡng, cảm quan, đảm bảo an toàn thực phẩm và đủ tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường trong khoảng thời gian 30 ngày.

                    

Bảo quản chín:

    Bánh lá sau khi làm xong, chuẩn bị nồi nước đun sôi để hấp bánh, sau đó bánh sẽ được xếp vào nồi hấp, cho lên bếp hấp bánh trong khoảng 15-20 phút tính từ khi nước sôi là bánh chín, rồi vớt bánh ra để thưởng thức.

    Bánh có thể ăn nóng hoặc nguội đều được, bánh chín chưa dùng đến thì cho bánh vào hộp đựng thực phẩm và để trong ngăn mát tủ lạnh, khi nào muốn ăn đem hấp lại hoặc cho bánh vào lò vi sóng ở nhiệt độ trung bình khoảng 3 – 5 phút là có thể dùng được. Đối với bánh đã chín thì chỉ có thể để được từ 4 – 5  ngày.

Bước 5: Phân phối:

 Bánh sống sẽ được bỏ vào thùng xốp để giữ được nhiệt độ khi vận chuyển đi xa

SẢN PHẨM TỰ NHIÊN

 

Nguyên liệu làm bánh cũng bình dân nhưng khi lựa chọn lại yêu cầu độ tinh tế, hài hòa

TĂNG THÊM HƯƠNG VỊ

 

Nhân bánh chọn thịt vai, thịt ba chỉ tươi ngon xay nhỏ trộn với hành khô, thêm mắm, bột ngọt, hạt nêm, hạt tiêu, bắc lên bếp đảo đều tay

KHÔNG DÙNG HÓA CHẤT

 

Nguyên liệu làm bánh cũng bình dân nhưng khi lựa chọn lại yêu cầu độ tinh tế, hài hòa

TÂM HUYẾT VIỆT NAM

 

Cách làm bánh không khó nhưng đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐẶT HÀNG